Rác thải lây nhiễm và cách xử lý, phân loại rác thải lây nhiễm.
Rác thải lây nhiễm, loại rác thải rất phổ biến tại các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế, chúng có mức độ nguy hại cao và có tính lây lan các bệnh viện cần xử lý loại rác thải này ngay từ khâu ban đầu để tránh lây lan các loại bệnh truyền nhiễm, vậy làm thế nào để phân loại, nhận biết chúng là rác thải lây nhiễm, cách xử lý như thế nào để chúng không bị lây lan.
Chất thải lây nhiễm là gì?
Rác thải lây nhiễm bao gồm: dịch, chất nhầy, bông băng, gạc, máu, găng tay y tế, quần áo mổ, quần áo bệnh nhân bị nhiễm máu,...Rác thải lây nhiễm được sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Các chất thải này có mức độ lây nhiễm cao vì thế cần phân loại chúng ngay tại nguồn để tránh lây lan từ người này qua người khác, hoặc gây ra các bệnh truyền nhiễm.
Hướng dẫn phân loại chất thải lây nhiễm.
Tổ chức các lớp tập huấn về phân loại rác thải y tế cho bác sĩ, y tá, lao công về mức độ nguy hại của rác thải y tế, màu sắc dùng phân loại rác thải y tế như:
-Màu xanh-Dùng đựng rác thải sinh hoạt.
-Màu vàng-Dùng đựng rác thải lây nhiễm
Thùng rác đựng chất thải lây nhiễm |
-Màu trắng-Dùng đựng rác thải tái chế
-Màu đen-Dùng đựng chất thải hóa học.
Tại các bệnh viện cũng nên có các catalog hướng dẫn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân bỏ rác đúng quy định, các y tá, bác sĩ cũng nên hướng dẫn bệnh nhân phân loại rác thải đúng cách.
Thùng đạp chân thuận tiện cho người sử dụng |
Cách phân loại chất thải lây nhiễm.
Ngay khi khám chữa bệnh cho bệnh nhân có phát sinh các loại chất thải lây nhiễm các y bác sĩ cần phân loại và bỏ vào các vật dụng chuyên dùng để thu gom rác thải lây nhiễm như túi rác y tế (túi đựng rác y tế dùng cho rác chất thải lây nhiễm là màu vàng) trên túi rác cần có logo y tế về hướng dẫn phân loại rác thải, khi rác đầy cần phải buộc chặt miệng túi để rác không bị rơi vãi ra bên ngoài. Hoặc các y tá, bác sĩ cần bỏ chúng vào các thùng rác y tế chuyên dụng để phân loại rác thải lây nhiễm (thùng rác y tế chuyên dụng dùng tại các phòng bệnh là thùng rác y tế loại có đạp chân - màu vàng) trên thùng phải có logo y tế về phân loại và hướng dẫn phân loại rác thải lây nhiễm, đối với các trường hợp khám chữa bệnh cần phải dùng tới bơm kim tiêm, xy ranh, dao mổ, lưỡi dao,...cần được phân loại riêng bỏ vào các hộp đựng vật sắc nhọn (hộp hủy kim màu vàng) có in logo theo quy định hướng dẫn phân loại vật sắc nhọn.
Túi đựng rác dùng phân loại rác thải y tế ngay tại nguồn phát sinh |
Hộp đựng vật sắc nhọn y tế 1.5 lít và 6.8 lít |
Thùng rác y tế màu vàng lớn 2 bánh xe 120 lít và 240 lít |
Xe thu gom rác 660 lít 4 bánh đựng rác thải lây nhiễm |
Xử lý rác thải y tế.
Khi tập trung rác thải y tế về điểm tập kết rác thải (các điểm tập kết này cần phải cách xa khu vực khám chữa bệnh, nhà ăn và nhà bếp bệnh viện), cần phân loại rác thải lây nhiễm vào một khu vực riêng biệt để không bị lẫn với các loại rác thải y tế khác.
Các loại rác thải y tế nguy hại không được để quá lâu trong các bệnh viện, thời gian lưu trữ tối đa rác thải nguy hại tại các bệnh viện không quá 48 giờ. Đối với các trạm xá nhỏ, thời gian lưu trữ rác tối đa là 7 ngày. Khi rác thải y tế vận chuyển ra bên ngoài để tiêu hủy cần có hợp đồng rõ ràng với bên công ty nhận tiêu hủy rác thải y tế, hợp đồng phải có xác nhận của địa phương và những chứng chỉ cần thiết về việc tiêu hủy rác thải y tế của bên nhận tiêu hủy rác thải y tế. Nếu bệnh viện có lò đốt hoặc nơi xử lý rác thải y tế phải đảm bảo chúng không gây ảnh hưởng tới bệnh nhân và những người dân sống xung quanh, việc tiêu hủy rác thải y tế phải không gây ô nhiễm môi trường và phải có sự phê duyệt của Bộ Y Tế và địa phương chứng nhận.
Quy trình xử lý rác thải nguy hại |
Nguồn: Baoquangngai.vn